Thủ tục sang tên xe ô tô là một trong những vấn đề đáng quan tâm khi có nhu cầu cần mua bán – chuyển nhượng xe ô tô. Thủ tục sang tên xe ô tô được coi là một quy trình pháp lý cần thiết khi chủ xe có mong muốn mua bán, cho tặng tài sản này. Trên thực tế hiện nay, các bước trong quy trình cũng đã được đơn giản hóa tương đối để tạo điều kiện thuận lợi cho những ai cần mua bán các loại ô tô đã qua sử dụng.
Giờ đây chủ xe có thể thực hiện thủ tục khi hoàn thành hợp đồng mua bán xe. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập thêm thông tin về chủ đề này để mọi người cùng theo dõi.
Lý do nên thực hiện thủ tục sang tên xe ô tô
Hiện nay nhu cầu mua bán, chuyển nhượng các loại xe cũ là tương đối phổ biến và thủ tục sang tên xe ô tô được coi là việc tuân thủ quy định pháp luật trong việc sở hữu tài sản xe cộ. Cụ thể, việc sang tên khi đổi chủ sở hữu xe nhằm:
- Tránh việc vi phạm điều khiển xe ô tô không chính chủ (mức phạt có thể từ 2 – 8 triệu đồng theo Nghị định 100/2019);
- Giúp chủ phương tiện dễ dàng thực hiện giao dịch pháp lý với tài sản như cầm cố hay thế chấp vay vốn;
- Thuận tiện hơn trong trường hợp điều tra các vấn đề liên quan xe bị mất cắp, hoặc truy cứu trách nhiệm khi người sử dụng xe gây tai nạn, vi phạm luật giao thông.
Cần những loại giấy tờ gì để thực hiện sang tên xe ô tô?
Chủ phương tiện mới cần chuẩn bị hồ sơ sang tên xe ô tô với đầy đủ các giấy tờ sau để đảm bảo quá trình thực hiện thủ tục sang tên xe ô tô diễn ra thuận lợi, nhanh chóng:
- Tờ khai đăng ký sang tên đổi chủ xe theo mẫu;
- Giấy tờ tùy thân của chủ xe mới;
- Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô;
- Hợp đồng mua bán xe xe ô tô cũ đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
- Chứng từ nộp lệ phí trước bạ: Biên lai nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt, séc hoặc ủy nhiệm chi của ngân hàng hợp lệ;
- Hồ sơ gốc của xe: Trong trường hợp sang tên khác tỉnh thành. Tra cứu kỹ số Vin oto trên hồ sơ gốc bạn nhé
Các bước thực hiện thủ tục sang tên xe ô tô
Thủ tục sang tên xe ô tô sẽ có sự khác nhau giữa địa chỉ thường trú cùng tỉnh hay khác tỉnh của người mua và người bán. Cụ thể như sau:
Thủ tục sang tên xe cùng tỉnh
Nếu hộ khẩu thường trú của người bán và người mua cùng tỉnh/thành, quy trình thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô khá đơn giản và biển số giữ nguyên, lệ phí cũng thấp. Bao gồm 5 bước như sau:
- Bước 1: Làm hợp đồng mua bán xe ô tô và công chứng.
- Bước 2: Nộp phí trước bạ xe ô tô cũ theo quy định.
- Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên xe tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố.
- Bước 4: Nộp lệ phí đăng ký xe theo quy định.
- Bước 5: Đợi nhận giấy hẹn lấy Giấy chứng nhận đăng ký xe mới.
Đừng bỏ qua những chủ đề sau
- Các Loại Bằng Lái Xe Ô Tô Hiện Nay
- Tìm hiểu còi xe ô tô là gì?
- Ô tô là gì? Lịch sử ra đời và ý nghĩa của ô tô
- Tìm hiểu các loại xe ô tô 19 dạng
Thủ tục sang tên xe khác tỉnh
Đối với xe đã qua sử dụng muốn thực hiện mua bán, chuyển nhượng thì quy trình thủ tục sang tên có phần phức tạp hơn. Cả hai bên phải thực hiện theo quy trình như sau:
- Bước 1: Làm hợp đồng mua bán xe ô tô và công chứng.
- Bước 2: Nộp phí trước bạ xe ô tô cũ theo quy định.
- Bước 3: Rút hồ sơ gốc của xe ô tô tại Phòng CSGT Công an tỉnh/thành nơi người bán đăng ký thường trú
- Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên xe tại Phòng CSGT Công an tỉnh/thành nơi người mua đăng ký thường trú.
- Bước 5: Nộp lệ phí đăng ký xe.
- Bước 6: Bốc và nhận biển số mới tại chỗ, nhận giấy hẹn lấy Giấy chứng nhận đăng ký xe.
- Bước 7: Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe, chủ xe tiến hành thủ tục đăng kiểm xe (làm sổ đăng kiểm) theo biển số mới.
Chủ xe có thể ủy quyền cho người thân hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục sang tên xe ô tô thay mặt để giải trình và xử lý hồ sơ theo quy định nếu không có mặt tại địa chỉ đăng ký thường trú.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến thủ tục sang tên xe ô tô mà chúng tôi đã tổng hợp. Mong rằng sẽ hữu ích với mọi người và các chủ xe nếu muốn sang tên cũng có thể cân nhắc tham khảo.
=> XEM THÊM: Đèn xe ABS báo sáng liệu có an toàn khi lái xe không ?