Mã lực ô tô là gì ? Vai trò nó như thế nào với xe ? Mã thực chính là là một trong những thuật ngữ đơn vị được sử dụng nhiều trong những ngành công nghệ có liên quan đến máy móc. Cùng tìm hiểu cụ thể mã lực là gì và mã lực trên ô tô là gì qua bài viết bên dưới nhé!
Với các loại máy móc vận hành hoặc phương tiện giao thông nói chung thì mã lực là một trong những yếu tố quan trọng vì nó biểu đạt công suất hoạt động của một cỗ máy.
Trên thực tế có rất nhiều cách khác nhau để xác định công suất, tuy nhiên cuối cùng đều quy ra đại lượng mã lực để nhận định xem cỗ máy này chạy nhanh/chậm, mạnh/yếu ra sao. Mã lực trên ô tô – kiến thức xe mà chúng tôi sẽ đề cập hôm nay – cũng là một trong số đó.
Mã lực ô tô là gì?
Mã lực được xem là một hệ đơn vị dùng để xác định công suất của các loại máy móc, thiết bị có trang bị hệ động cơ vận hành bằng máy, chẳng hạn như điều hòa, máy giặt, ô tô, xe máy,… Theo định nghĩa ở Wikipedia tiếng Việt, mã lực được hiểu là công cần thiết để nâng một vật nặng 75kg lên độ cao 1m/1 giây (1HP= 75 kgm/s).
Trong khi đó, 1 mã lực cơ học có giá trị quy đổi chính xác là 745,69987158227022 W, điều này có nghĩa là 1 bóng điện công suất 100W thường tương đương với 0,3 mã lực.
Khái niệm mã lực hay trong tiếng anh gọi là Horsepower (viết tắt là HP) lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1782 bởi James Watt, sau đó người ta bắt đầu đưa ra những khái niệm khác nhau về đơn vị này để đáp ứng điều kiện từng ngành.
Tính đến hiện tại đã có khoảng 4 loại mã lực được sử dụng phổ biến nhất: mã lực cơ học (khái niệm do James Watt đưa ra); mã lực hệ mét (tiếng Anh là Metric Horsepower), mã lực điện được dùng trong ngành điện (tiếng Anh là Electrical Horsepower) và mã lực nồi hơi (tiếng Anh là Boiler Horsepower).
Mã lực đóng vai trò thế nào ?
Trong ngành công nghiệp ô tô, mã lực cơ học và mã lực hệ mét là hai dạng được sử dụng phổ biến nhất. Mã lực trên ô tô lúc này được ví như “thước đo” sức mạnh của chiếc xe, nó biểu hiện khả năng vận hành công suất tối đa mà ô tô có thể thực hiện được trong thời gian hoạt động nhất định.
Nếu dùng từ chuyên môn thì mã lực trên ô tô chính là công suất định mức của một động cơ ô tô.
Trong công thức tính mã lực, nó sẽ tỷ lệ thuận với khối lượng và quãng đường di chuyển của vật đang được xét; đồng thời tỷ lệ nghịch với thời gian di chuyển. Vậy nên trong trường hợp khối động cơ có công suất càng lớn thì ô tô có thể di chuyển một quãng đường nhất định với thời gian ngắn hơn.
Xem thêm một số chủ đề hay khác
Các dòng xe có mã lực ra sao?
Mọi người hay cho rằng dung tích của xe như nhau thì mã lực cũng như nhau. Nhưng thực sự ý kiến này hoàn toàn không chính xác, có rất nhiều mẫu xe được trang bị dung tích như nhau nhưng lại có mã lực trên ô tô khác nhau.
Có thể lấy ví dụ cụ thể trên hai chiếc xe là Mazda 3 và Toyota Corolla Altis đều sở hữu dung tích 1998cc nhưng Mazda 3 lại có khả năng sản sinh công suất cực đại đạt 153 mã lực, mô men xoắn cực đại đạt 200Nm; trong khi đó Toyota Corolla Altis chỉ có khả năng sinh công suất cực đại đạt 143 mã lực và mô men xoắn cực đại đạt 187 Nm.
Sự khác nhau này được hiểu như sau: đúng là dung tích xi-lanh ám chỉ độ lớn xi-lanh/khả năng vận hành của khối động cơ đó. Tuy nhiên, sức mạnh của nó còn phụ thuộc vào nhiều thứ khi đưa vào xi-lanh đó.
Nói cách khác, khi thao tác lắp động cơ đi qua nhiều hệ thống dẫn động khác nhau thì công suất thực cho đến khi tới bánh xe không còn đạt được con số chính xác như tính toán ban đầu.
Mã lực có ảnh hưởng xăng không?
Mã lực ô tô có ảnh hưởng đến xăng xe không cũng là một trong những thắc mắc của nhiều người. Thực tế nếu dung tích động cơ càng lớn, mã lực mạnh mẽ thì bản chất nó sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn vì dung tích tăng sẽ làm công suất tăng theo.
Mà khi đó thì mã lực sẽ tỷ lệ nghịch với thời gian di chuyển, dẫn đến việc thời gian rút ngắn đi nên đương nhiên khả năng tiết kiệm nhiên liệu sẽ cao hơn.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến mã lực trên ô tô mà chúng tôi muốn cung cấp đến mọi người. Hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ có thêm những góc nhìn chuyên môn hơn khi đánh giá một chiếc xe hoặc một động cơ xe.