Các loại bằng lái xe ô tô hiện nay tương ứng với những loại xe được phép điều khiển cũng như những hạn mức khác có liên quan. Để đảm bảo an toàn giao thông khi di chuyển trên đường, người lái xe ô tô bắt buộc phải có bằng lái xe tương ứng loại xe đang dùng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến các loại bằng lái xe ô tô hiện tại được phân chia căn cứ theo quy định của luật giao thông đường bộ và Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT. Mọi người có thể theo dõi để cập nhật thêm thông tin chính xác nhất.
Bằng lái xe ô tô hạng B
Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải, giấy phép lái xe hạng B gồm ba loại: B1 số tự động, B1, và B2. Cũng theo các bộ luật có liên quan,người có giấy phép lái xe hạng B1 số tự động và B1 không được hành nghề lái xe; chỉ người sở hữu bằng B2 mới được phép.
Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động
Ưu điểm của bằng lái xe hạng B1 số tự động là dễ học, ít tốn thời gian nhưng như chúng tôi đã đề cập ở trên thì nhiên loại bằng này gặp phải một số hạn chế đó là không thể hành nghề lái xe kinh doanh, dịch vụ vận tải và không thể sử dụng để lái các loại xe số sàn.
Bằng lái xe hạng B1 số tự động dùng để cấp cho những chủ xe sử dụng những loại xe trang bị hệ thống số tự động và các loại xe sau đây:
- Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Ô tô dùng cho người khuyết tật.
Giấy phép lái xe hạng B1
Cũng tương tự như giấy phép lái xe hạng B1 số tự động thì loại giấy phép cũng không thể hành nghề lái xe kinh doanh hay dịch vụ vận tải. Tuy nhiên giấy phép lái xe hạng B1 cho phép lái cả xe số tự động và số sàn, bao gồm cả các phương tiện như hạng B1 số tự động. Những loại xe có thể sử dụng là:
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Giấy phép lái xe hạng B2
Bằng lái xe hạng B2 được đánh giá là một trong các loại bằng lái xe ô tô thông dụng nhất hiện nay vì nó có thể được sử dụng để hành nghề lái xe. Bằng B2 có kỳ hạn 10 năm kể từ ngày cấp và khi hết hạn thì chủ bằng cần đi xin cấp lại giấy phép. Các loại xe dùng giấy phép lái xe hạng B2 là:
- Xe ô tô 4 – 9 chỗ, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
Giấy phép lái xe hạng C
Bằng lái xe hạng C cũng thuộc top các loại bằng lái xe ô tô được sử dụng nhiều hiện nay, kỳ hạn của giấy phép là 3 năm. Nó chủ yếu dành cho những cá nhân hành nghề lái xe ô tô tải có trọng lượng trên 3500KG. Cụ thể người sở hữu bằng lái xe ô tô hạng C sẽ được điều khiển những phương tiện như:
- Ô tô tải, kể cả ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500KG trở lên;
- Máy kéo và kéo một rơ moóc có trọng tải từ 3500KG trở lên;
- Các loại xe cho phép loại bằng B1 và B2 điều khiển.
Đừng bỏ qua những kiến thức xe ô tô này
- Tìm hiểu còi xe ô tô là gì?
- Ô tô là gì? Lịch sử ra đời và ý nghĩa của ô tô
- Tìm hiểu các loại xe ô tô 19 dạng
- Mua máy lọc không khí xe ô tô loại nào tốt?
Giấy phép lái xe hạng D
Giấy phép lái xe hạng D chủ yếu được các tài xế hành nghề lái xe có nhiều chỗ ngồi. Họ thường sử dụng để chở người theo hợp đồng, cung cấp dịch vụ vận tải, kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, tài xế không thể học để lấy bằng trực tiếp mà phải nâng hạng từ các loại giấy phép lái xe thấp hạng hơn như B2 hoặc C. Kỳ hạn cho loại giấy phép lái xe này cũng là 3 năm kể từ ngày cấp.
Bằng lái xe hạng D chủ yếu dành để lái xe có thể điều khiển những phương tiện sau đây:
- Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi dành cho người lái xe
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C
Giấy phép lái xe hạng E
Giấy phép lái xe hạng E được coi là tương đối cao trong các loại bằng lái xe ô tô, và học viên cũng không thể học để lấy bằng trực tiếp mà cần nâng cấp bằng từ các loại bằng B2, C, D. Bên cạnh đó, muốn thi nâng hạng E thì người học bắt buộc có thêm 5 năm trong nghề với bằng hạng D.
Bằng lái xe hạng E chủ yếu được các tài xế điều khiển các phương tiện có nhiều chỗ ngồi hơn so với bằng hạng D:
- Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi.
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D
Giấy phép lái xe hạng F
- Bằng lái xe hạng F là bằng có giá trị cao nhất trong tất cả các loại bằng lái xe ô tô. Ngoài việc sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong nghề thì còn phải có sự am hiểu nhất định. Bằng lái xe hạng F chỉ cấp cho những cá nhân đã sở hữu các loại bằng hạng B2, C, D và E.
- Giấy phép lái xe hạng D dành để điều khiển các phương tiện các loại xe rơ moóc có trọng tải thiết kế trên 750KG, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa. Cụ thể còn chia thành các hạng như: Hạng FB2, Hạng FC, Hạng FD và Hạng FE.
- Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về các loại bằng lái xe ô tô nói chung. Từ đó cân nhắc chọn học một loại phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
=> XEM THÊM: Hướng dẫn lái xe số tự động| Các bước lái xe số tự động cho người mới học